x x

 BỆNH NHIỄM TRÙNG

VI KHUẨN HỌC MIỄN DỊCH HỌC NẤM HỌC KÝ SINH TRÙNG HỌC VIRÚT HỌC

VIETNAMESE

 
MIỄN DỊCH HỌC – CHƯƠNG MƯỜI BỐN
MẪN CẢM

Abdul Ghaffar, PhD
Professor
Department of Pathology, Microbiology and Immunology
University of South Carolina School of Medicine

and

Tariq Haqqi, PhD
Northeast Ohio Medical University
Rootstown
Ohio

Biên dịch: Nguyễn Văn Đô, MD., PhD
Bộ môn Sinh lý bệnh-Miễn dịch,
Trường Đại học Y Hà Nội,
Hà Nội, Việt Nam


 

TURKISH

FRANCAIS

SHQIP

PORTUGUES

Let us know what you think
FEEDBACK

SEARCH

  

 

 

MỤC TIÊU GIẢNG DẠY

Biết phân biệt mẫn cảm thụ động và chủ động và các ví dụ
Phân biệt giữa mẫn cảm tự nhiên và nhân tạo Biết các ứng dụng và các vấn đề của mẫn cảm thụ động nhân tạo
Biết các ứng dụng và các vấn đề về mẫn cảm chủ động nhân tạo
Biết cách tiếp cận hiện đại với mẫn cảm
 

Mẫn cảm là một biện pháp cung cấp sự bảo vệ đặc hiệu chống lại nhiều tác nhân gây bệnh phổ biến bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch của một sinh vật để sản xuất các kháng thể dịch thể chống lại tác nhân gây bệnh (hoặc các độc tố được tạo ra bởi tác nhân gây bệnh) hoặc tế bào T có thể cung cấp miễn dịch qua trung gian tế bào.

Loại mẫn cảm cần cho trung hòa một tác nhân gây bệnh đặc hiệu phụ thuộc vào các vị trí của các tác nhân gây bệnh và cơ chế bệnh sinh của nó. Ví dụ, một số tác nhân gây bệnh bằng cách tiết ra ngoại độc tố. Nếu xảy ra, chỉ có một cơ chế miễn dịch hiệu quả chống lại các sinh vật là kháng thể sẽ trung hòa ngoại độc tố, ngăn cản độc tố liên kết với các thụ thể thích hợp trên tế bào đích và thúc đẩy sự dọn dẹp và phân hủy bằng cách thực bào.

Nếu tác nhân gây bệnh sinh bệnh bằng các biện pháp khác, một kháng thể sẽ có phản ứng với tác nhân gây bệnh và loại bỏ nó bằng cách ly giải thông qua hoạt hóa bổ thể hoặc thực bào và tiêu diệt nội bào. Tuy nhiên, nếu các sinh vật gây bệnh nằm trong tế bào, nó sẽ không gặp được kháng thể và tế bào chứa chấp nó sẽ phải được tiêu huỷ thay, sau đó kháng thể mới có thể có bất kỳ tác dụng trên mầm bệnh. Hầu hết các virút, cùng với vi khuẩn nội bào và động vật nguyên sinh, là những ví dụ về tác nhân gây bệnh đó. Trong trường hợp này, các tế bào chứa chấp có thể bị phá hủy bởi các thành phần của miễn dịch qua trung gian tế bào, hoặc, nếu chúng làm tế bào bị nhiễm biểu lộ kháng nguyên độc nhất được nhận biết bởi kháng thể, sự tiêu diệt các tế bào nhiễm qua trung gian kháng thể và bổ thể nhờ vào các thành phần miễn dịch dịch thể. Cũng có thể các tế bào chứa tác nhân gây bệnh nội bào được hoạt hóa để diệt các tác nhân gây bệnh. Điều đó sẽ tiêu diệt các tác nhân gây bệnh có khả năng sống sót trong các tế bào thực bào.

Miễn dịch đặc hiệu có thể được hình thành bởi một trong hai phương pháp mẫn cảm chủ động hoặc thụ động, và cả hai mô hình mẫn cảm có thể xảy ra bởi quá trình tự nhiên hoặc nhân tạo (hình 1C).

 

MIỄN DỊCH THỤ ĐỘNG

Miễn dịch có thể thu được mà không cần phải hệ miễn dịch tiếp xúc với kháng nguyên. Điều này được thực hiện bằng truyền huyết thanh hoặc gamma-globulin từ một người có miễn dịch sang một cá thể không có miễn dịch. Ngoài ra, các tế bào miễn dịch từ một cá thể được mẫn cảm có thể được sử dụng để truyền cho người khác. Miễn dịch thụ động có thể được thực hiện trong tự nhiên hoặc nhân tạo.

Miễn dịch thụ động tự nhiên
Miễn dịch được chuyển từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai (IgG) hoặc truyền qua sữa non (IgA).

Miễn dịch thụ động nhân tạo
Thông thường miễn dịch được chuyển nhân tạo bằng cách tiêm kháng thể từ các cá nhân khác hoặc kháng thể từ một động vật miễn dịch. Truyền miễn dịch thụ động với kháng thể hoặc gamma-globulin được sử dụng nhiều trong các tình huống cấp tính của bệnh (bạch hầu, uốn ván, sởi, bệnh dại, vv), ngộ độc (côn trùng, bò sát, bị ngộ độc thịt), và như một biện pháp dự phòng Trong những tình huống này, kháng thể có nguồn gốc từ con người là thích hợp hơn, mặc dù kháng thể đặc hiệu sinh ra trong các loài khác có hiệu quả và được sử dụng trong một số trường hợp (nhiễm độc, bệnh bạch hầu, uốn ván, hoại thư sinh hơi, ngộ độc). Trong khi hình thức mẫn cảm này có lợi thế là cung cấp bảo vệ ngay lập tức, kháng thể dị loài có hiệu quả trong một thời gian ngắn và thường chỉ gây các biến chứng bệnh lý (bệnh huyết thanh) và sốc phản vệ. Kháng thể đồng loài cũng có nguy cơ truyền bệnh viêm gan và HIV.

Truyền miễn dịch thụ động của miễn dịch qua trung gian tế bào cũng có thể được thực hiện trong một số bệnh (ung thư, suy giảm miễn dịch). Tuy nhiên, rất khó để tìm được người cho hòa hợp mô (hợp nhau) và có nguy cơ cao đối với căn bệnh chống mảnh ghép của cơ thể chủ.
 

 

 

Xem thêm trong chương “Vaccin” ở phần Virut học của sách online này

 

jenner-cart.jpg (107838 bytes)  Hình 1A
Edward Jenner thực hiện một tiêm chủng

imm-2.jpg (45416 bytes)  B.
Tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng phổ biến trước và sau khi tiêm vắcxin

imm-f1-2000.jpg (15994 bytes)  C.
Mô hình gây mẫn cảm

vac022.jpg (72629 bytes) D.
Cơ sở của mẫn cảm

 

vac023.jpg (88745 bytes)  Hình 2
Giới thiệu về chủng đậu

 

vac025.jpg (68018 bytes) Hình 3
Vắcxin sống giảm độc lực

vac026.jpg (62369 bytes) Hình 4
Vắcxin toàn bộ vi sinhvật chết

vac027.jpg (72315 bytes) 
vac028.jpg (66140 bytes) Hình 5 Vắcxin mảnh vi khuẩn

vac029.jpg (58942 bytes)  Hình 6
Sửa đổi độc tố để thành không độc

vac024.jpg (67958 bytes)  Hình 7
Những ưu điểm và nhược điểm của mẫn cảm thụ động

 

MIỄN DỊCH CHỦ ĐỘNG

Điều này nói đến khả năng miễn dịch được hình thành bởi cơ thể sau khi tiếp xúc với kháng nguyên.

Miễn dịch chủ động tự nhiên
Tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh khác nhau dẫn đến nhiễm trùng chưa triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng tạo ra một đáp ứng miễn dịch bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh.

Miễn dịch chủ động nhân tạo
Mẫn cảm có thể đạt được bằng cách dùng tác nhân gây bệnh sống hay đã chết hoặc các thành phần của chúng. Vaccin được sử dụng để mẫn cảm chủ động bao gồm các vi sinh vật sống (giảm độc lực), toàn bộ các sinh vật đã chết, các thành phần vi sinh vật hoặc độc tố được tiết ra (đã được giảm độc lực).


Vắc xin sống
Vaccin sống đầu tiên là virút đậu bò được tạo ra bởi Edward Jenner như là một thuốc chủng ngừa bệnh đậu mùa (xem phần vaccin); tuy nhiên, chủng virut đậu mùa (một cải tiến là sử dụng mủ từ bệnh nhân bị bệnh đậu mùa nhẹ) đã được sử dụng hơn một ngàn năm (Hình 2)

Vaccin sống được sử dụng để chống lại một số bệnh nhiễm trùng do virút (bệnh bại liệt-vaccin Sabin), bệnh sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, viêm gan A, sốt vàng da, vv) (Hình 3). Chỉ có một vaccin vi khuẩn sống là vaccin chống bệnh lao (Mycobacterium bovis: Bacille Calmette-Guerin vắc xin: BCG). Nó được sử dụng ở nhiều nước châu Phi, châu Âu và châu Á nhưng không phải ở Hoa Kỳ. Trong khi nhiều nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của vaccin BCG, một số nghiên cứu cũng nghi ngờ về lợi ích của nó.

Các vaccin sống thuờng được sản xuất là loại nhiễm trùng không có dấu hiệu lâm sàng và dẫn đến khả năng miễn dịch, cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào, về sau nó cần thiết chống lại tác nhân gây bệnh nội bào. Tuy nhiên, chúng mang một nguy cơ gây bệnh nghiêm trọng ở những người suy giảm miễn dịch. Hơn nữa, kể từ khi vaccin sống thường giảm độc lực (làm ít gây bệnh) bởi chuyển sang động vật hoặc đột biến do nhiệt, chúng có thể trở lại hình thức gây bệnh và gây bệnh nghiêm trọng. Vì lý do này mà vaccin sống bại liệt (Sabin) được sử dụng nhiều năm đã được thay thế ở nhiều nước bởi vaccin bất hoạt (Salk).

Vaccin chết
Vaccin virut chết (bởi nhiệt, hóa chất hoặc chiếu xạ tia cực tím) bao gồm các loại vaccin virút của bệnh bại liệt (Salk), cúm, bệnh dại... Hầu hết các vaccin vi khuẩn bị chết (thương hàn, tả, dịch hạch, bệnh ho gà,...) (Hình 4).

Vaccin tiểu đơn vị
Một số vaccin chống vi khuẩn có sử dụng các thành phần thành tế bào được tinh khiết (Haemophilus, ho gà, song cầu, phế cầu khuẩn,...) (Hình 5). Một số vaccin do virút (viêm gan B,...) bao gồm các kháng nguyên protein tinh khiết được sản xuất sau khi biểu lộ tạo dòng một gen vào một vector thích hợp (ví dụ, nấm men). Khi chất độc gây bệnh của tác nhân nhiễm trùng sinh ra, thì người ta làm mất tính độc tính nhưng vẫn còn tính sinh miễn dịch và sử dụng nó như một loại vaccin (ví dụ như bệnh bạch hầu, uốn ván, tả) (Hình 6). Những vaccin tiểu đơn vị được thiết kế để giảm thiểu các vấn đề độc tính. Mỗi loại vaccin có những ưu, nhược điểm riêng (Hình 7).
Vaccin tiểu đơn vị có thể bao gồm các protein hoặc polysaccharid. Vì polysaccharid là kháng nguyên không phụ thuộc T nên tương đối yếu, chỉ kích thích sản xuất IgM và không có trí nhớ miễn dịch. Khi được liên hợp với protein thì sinh đáp ứng miễn dịch nhiều hơn và là kháng nguyên phụ thuộc T (ví dụ, Haemophilus, song cầu, phế cầu khuẩn,...).

Các vaccin mới khác
Một số phương pháp tiếp cận mới với miễn dịch chủ động đang trong giai đoạn nghiên cứu và chỉ được sử dụng trong thực nghiệm. Chúng bao gồm các kháng thể kháng idiotyp, vaccin DNA và peptid trội miễn dịch (được nhận biết bởi các phân tử MHC) và nhiều loại khác trong tương lai.

  • Kháng thể kháng-idiotyp chống lại các kháng thể polysaccharid được tạo ra đáp ứng miễn dịch lâu dài với trí nhớ miễn dịch.

  • Vaccin ADN (các gen peptid của virút đưa vào vector) phải được tiêm. Chúng được đưa vào tế bào chủ và sau đó tạo ra một đáp ứng tương tự như chống lại virút sống giảm độc lực (cả đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và dịch thể). Một số vaccin DNA chống HIV đã được phát triển nhưng chưa có loại nào cho thấy hiệu quả nhiều.

  • Peptid trội miễn dịch là đơn giản và dễ dàng để chuẩn bị và khi kết hợp vào các MHC có thể gây ra cả đáp ứng miễn dịch dịch thể và qua trung gian tế bào.


Tá dược
Các kháng nguyên yếu hơn có thể được làm tăng đáp ứng miễn dịch bằng cách cho thêm các hóa chất khác. Các hóa chất này được gọi là tá dược. Có nhiều chất sinh học và hóa học đã được sử dụng trong điều kiện thí nghiệm (Bảng 1). Tuy nhiên, chỉ có muối nhôm (phèn) được chấp thuận cho sử dụng ở người và nó được kết hợp trong vaccin DTP. Hơn nữa, bản thân bệnh ho gà có tác dụng bổ trợ. Tá dược được sử dụng trong thí nghiệm bao gồm hỗn hợp của dầu và chất tẩy, có (tá dược Freund hoàn chỉnh) hoặc không có (tá dược Freund không hoàn chỉnh) vi khuẩn nhất định. Vi khuẩn thường được dùng trong tá dược là mycobacteria (BCG) và Nocardia. Trong một số trường hợp, các phần phân đoạn tế bào của các vi khuẩn này cũng có thể được sử dụng hiệu quả như là tá dược. Các công thức tá dược mới hơn bao gồm các chất cao phân tử tổng hợp và oligonucleotid. Hầu hết các tá dược nhận biết thụ thể giống TOLL, do đó hoạt hóa thực bào đơn nhân và sinh ra các cytokin chọn lọc, có thể tăng cường đáp ứng Th1 hoặc Th2, tùy thuộc vào bản chất của các tá dược.
 

 

Bảng 1. Các tá dược chọn lọc được sử dụng trong thực nghiệm và lâm sàng

Loại tá dược Sử dụng cho người Chỉ trong thực nghiệm

Các muối:

Hydroxid nhôm,
Photphat nhôm-photphat canxi
 


Giải phóng kháng nguyên chậm, tương tác TLR và cảm ứng cytokin

Beryllium hydroxid
 

Không
 

Các hạt tổng hợp:

Liposome, ISCOMs, polylactate
 

 

Không
 

 

Giải phóng kháng nguyên chậm

Chuỗi nucleotid:

CpG và yếu tố khác

Không* Tương tác TLR và cảm ứng cytokin

Các sản phẩm vi khuẩn:

B.pertussis

Tương tác TLR và cảm ứng cytokin

M. bovis (BCG và loại khác)

Không

Dầu khoáng

Không Giữ kháng nguyên
Cytokin:
IL-1, IL-2, IL12, IFN-γ, etc.
 
 

Không*

Hoạt hóa và biệt hóa của tế bào T, B và APC

*Thực nghiệm dùng cho bệnh ác tính ở người

The protective immunity conferred by a vaccine may be life-long (measles, mumps, rubella, small pox, tuberculosis, yellow fever, etc.) or may last as little as a few months (cholera). The primary immunization may be given at the age of 2 to 3 months (diphtheria, pertussis, tetanus, polio), or 13 to 15 months (mumps, measles, rubella).  The currently recommended schedule for routine immunization in the United States (recommended by CDC and AIP) is summarized in Table 2.  This schedule is revised on a yearly basis or as need by the CDC Advisory Committee on Immunization Practice (AICP). 

Bảng 2 Lịch tiêm chủng chủ động cho trẻ em bình thường*

Tuổi


Vaccin
 

Sơ sinh

Tháng

Tuổi

1

2

4

6

12

15

18

19 -23

2-3

4-6

Viêm gan B  1

HeB

HeB

1

HeB 

   

HeB

Virút Rota 2

    Rota Rota Rota          

Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà  3

 

 

DTaP

DTaP

DTaP

 3

DTaP

 

 

DTaP

Cúm-b (CV) 4

 

 

Hib

Hib

Hib4

Hib

 

Phế cầu 5

    PCV PCV PCV

PCV

 

PPV

Vaccin chết bại liệt

 

 

IPV

IPV

IPV

 

 

 IPV

Cúm 6

       

Influenza (hàng năm)

 

Sởi, Quai bị, Rubella 7

 

 

MMR

 

 

MMR

MMR

Thủy đậu 8

 

 

Var

 

 

 

 

Viêm gan A  9

         

Hep A  (2 liều)

 HepA series

Não mô cầu  10

           

MCV4

*Khuyến cáo bởi Ủy ban cố vấn về chủng ngừa, Học viện nhi khoa Hoa kỳ

NOTES

 

Khoảng tuổi khuyến cáo Nhóm có nguy cơ cao

CDC Immunization schedules

Miễn dịch bảo vệ do vaccin tạo ra có thể là suốt đời (sởi, quai bị, rubella, thủy đậu nhỏ, lao, sốt vàng da,...) hoặc có thể kéo dài ít nhất là vài tháng (dịch tả). Việc tiêm chủng lần đầu

 

vac021.jpg (83387 bytes) 
Sự bất lợi xảy ra ở 48 giờ của tiêm phòng DPT

Mẫn cảm dự phòng so với điều trị
Hầu hết các vaccin được dùng cho dự phòng, nghĩa là trước khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh. Tuy nhiên, một số vaccin có thể dùng để điều trị, tức là sau khi tiếp xúc với mầm bệnh (ví dụ, virút bệnh dại). Hiệu quả của cách gây mẫn cảm này phụ thuộc vào tốc độ sao chép của các tác nhân gây bệnh, thời kỳ ủ bệnh và cơ chế gây bệnh. Vì lý do này, chỉ cần có một mũi tiêm tăng cường với uốn ván là đủ nếu tiếp xúc với tác nhân gây bệnh trong vòng dưới 10 năm, nếu tiếp xúc là rất nhỏ (vết thương tương đối nông cạn). Trong một tình huống mà tác nhân gây bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ một lượng nhỏ các phân tử gây bệnh có thể gây tử vong (ví dụ, uốn ván và bạch hầu), vì vậy cả hai loại mẫn cảm thụ động và chủ động là rất cần thiết. Đây cũng là trường hợp áp dụng cho một ổ nhiễm khuẩn là tương đối lớn.

Mẫn cảm phòng bệnh thụ động cũng áp dụng bình thường trong các trường hợp khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch, như bệnh không có kháng thể.

Ảnh hưởng có hại của mẫn cảm
Gây miễn dịch chủ động có thể gây sốt, mệt mỏi và khó chịu. Một số vaccin cũng có thể gây đau khớp hoặc viêm khớp (rubella), co giật, đôi khi có thể gây tử vong (bệnh ho gà), hoặc rối loạn thần kinh (bệnh cúm). Dị ứng với trứng có thể phát triển như một hệ quả của vaccin virút được sản xuất trong trứng (sởi, quai bị, cúm, sốt vàng da). Mẫn cảm lần sau có thể gây viêm nhiều hơn so với lần đầu. Các tác dụng phụ nghiêm trọng đã được ghi nhận sau khi sử dụng vaccin DTP (Bảng 3). Hầu hết tác dụng phụ trong số đó là do các thành phần của vaccin ho gà và đã được loại bỏ bởi việc sử dụng một vaccin ho gà không tế bào.
 

 

Bảng 3. Tỷ lệ tương đối các tác dụng có hại xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi tiêm vaccin DTP

Sự kiện

Tần suất

Tại chỗ

Đỏ, sưng tấy, đau 1 trong 2-3 liều

Toàn thân trung bình

Sốt, uể oải, cáu kỉnh 1 trong 2-3 liều
Nôn, chán ăn 1 trong 5-15 liều

Toàn thân nặng hơn

Khóc liên tục, sốt 1 trong 100-300 liều
Suy sụp, co giật 1 trong 1750 liều
Bệnh não cấp 1 trong 100,000 liều
Suy thần kinh vĩnh viễn 1 trong 300,000 liều
 

Bạn đã học được:

Các kiểu miễn dịch mắc phải

Kiểu nào được dùng hoặc áp dụng trong những tình huống nào

Ưu điểm và nhược điểm của các loại mẫn cảm

Cơ sở thiết kế vaccin

Lợi ích và rủi ro của tiêm chủng
 

  

Trở về phần Miễn dịch của Vi khuẩn học và Miễn dịch học online


This page last changed on Wednesday, November 08, 2017

 

Page maintained by Richard Hunt