x |
x |
|
|
BỆNH NHIỄM TRÙNG |
VI KHUẨN HỌC |
MIỄN DỊCH HỌC |
NẤM HỌC |
KƯ SINH TRÙNG HỌC |
VIRÚT HỌC |
ENGLISH |
MIỄN DỊCH HỌC – CHƯƠNG MƯỜI BA
CYTOKIN VÀ ĐIỀU H̉A MIỄN DỊCH
Gene Mayer, PhD
Professor
Department of Pathology, Microbiology and Immunology
University of South Carolina School of Medicine
Biên dịch: Nguyễn Văn Đô, MD., PhD.,
Bộ môn Sinh lư bệnh-Miễn dịch,
Trường Đại học Y Hà Nội,
Hà Nội, Việt Nam
|
TURKISH |
FRANCAIS |
PORTUGUES |
Let us know what you think
FEEDBACK |
SEARCH |
|
|
Logo image © Jeffrey
Nelson, Rush University, Chicago, Illinois and
The MicrobeLibrary |
|
Edited and illustrated by Dr Richard Hunt
|
MỤC TIÊU GIẢNG DẠY
Nêu bật các cytokin chính là các chất trung gian của: (i)
miễn dịch tự nhiên, (ii) miễn dịch thu được và (iii) tạo máu.
Thảo luận về điều ḥa đáp ứng miễn dịch.
TỪ KHÓA
Monokin
Lymphokin
Interleukin
Chemokin
Dư thừa
TNF-α
IL-1
IL-10
IL-12
Interferon
IFN-γ
IL-2
IL-4
IL-5
TGF-β
GM-CSF
M-CSF
G-CSF
Tregs
H́nh 1A
Các thụ thể của các cytokin khác nhau có các tiểu đơn vị chung
H́nh 1B
Gia đ́nh thụ thể Interferon |
TỔNG QUAN
Cytokin là một nhóm protein đa dạng không phải là kháng thể,
chúng đóng vai tṛ là các chất trung gian giữa các tế bào. Trước hết chúng là
sản phẩm của các tế bào miễn dịch, hoạt động như các chất trung gian và điều ḥa
các quá tŕnh miễn dịch, nhưng đến hiện nay nhiều cytokin đă biết được sản xuất
bởi các tế bào khác không phải là tế bào miễn dịch và cytokin cũng có tác dụng
trên những tế bào không phải của hệ miễn dịch. Hiện nay cytokin đang được sử
dụng trên lâm sàng như những chất sửa đổi đáp ứng sinh học để điều trị các rối
loạn khác nhau. Các cytokin là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả một
nhóm lớn các protein, nhưng cũng có những thuật ngữ khác dùng để mô tả các loại
cytokin đặc biệt, chúng bao gồm:
- Monokin là cytokin được sản xuất bởi các tế bào thực bào
đơn nhân
- Lymphokin là cytokin được sản xuất bởi tế bào lympho được
hoạt hóa, đặc biệt là các tế bào Th
- Interleukin là cytokin có vai tṛ trung gian giữa các
bạch cầu
- Chemokin là một phân tử nhỏ chủ yếu chịu trách nhiệm cho
việc di chuyển bạch câu
Cytokin có chức năng như là một phần của hệ thống lớn hơn liên quan đến nhau của
protein và thác tín hiệu, đó là mạng lưới cytokin. Đây là những tương tác phức
tạp trong đó các tế bào khác nhau có thể phản ứng khác nhau đối với cùng một
cytokin tùy thuộc vào các tín hiệu được tiếp nhận bởi tế bào. Tín hiệu cytokin
rất linh hoạt và có thể gây ra cả hai phản ứng bảo vệ và làm hư hại. Một cytokin
thường ảnh hưởng đến sự tổng hợp các cytokin khác. Chúng có thể tạo ra các thác,
hoặc tăng cường hay ức chế sản xuất cytokin khác. Ngoài ra, chúng thường có thể
ảnh hưởng đến hoạt động của các cytokin khác. Các hiệu ứng có thể là: đối kháng,
phụ thêm, hoặc hiệp đồng.
Các cytokin thường không được lưu trữ như protein đă tạo ra từ
trước. Thay v́ sự tổng hợp của cytokin được bắt đầu bằng phiên mă gen và mRNA
của chúng tồn tại ngắn ngủi. Chúng được sản xuất khi cần thiết trong phản ứng
miễn dịch. Các gen mă hóa cho cytokin có thể sản xuất các biến thể thông qua
việc cắt nối để tạo ra các protein hơi khác nhau nhưng có hoạt tính sinh học.
Nhiều cytokin được sản xuất bởi nhiều loại tế bào và tham gia
vào cả hai đáp ứng miễn dịch tự nhiên và thu được. Các cytokin riêng rẽ cũng tác
động lên nhiều loại tế bào và trong nhiều trường hợp cytokin có cùng hoạt tính (ví
dụ, chúng bị thừa). Sự dư thừa là do bản chất của các thụ thể của cytokin.
Thụ thể dành cho các cytokin được dị dimer và có thể được xếp thành các gia đ́nh
dựa trên đặc tính cấu trúc chung; một tiểu đơn vị là chung cho tất cả các thành
viên của một gia đ́nh nhất định. Một số ví dụ được hiển thị trong H́nh 1.
- Các thụ thể cytokin loại 1 (gia đ́nh IL-2R) là gia đ́nh
lớn nhất của các thụ thể cytokin. Gia đ́nh này được chia thành ba lớp con
dựa trên các thành phần chung: IL2Rγ, β chung, và gp130 (H́nh 1A). Các thụ
thể này thiếu hoạt tính tyrosine kinase có bản chất protein. Liên kết với
phối tử (cytokin) dẫn đến dimer hóa thụ thể và bắt đầu phát tín hiệu nội
bào.
- Các thụ thể cytokin loại 2 (gia đ́nh IFNR) có các cystein
nằm ở vùng ngoại bào của các tiểu đơn vị. Các vùng ngoại bào cũng có các
vùng giống kháng thể nối tiếp nhau có đặc điểm của gia đ́nh thụ thể cytokin
này. Các tiểu đơn vị của thụ thể này cũng có hoạt tính tyrosine kinase nội
bào (kí hiệu là * trong H́nh 1B).
Tất cả các thụ thể chemokin đều có bảy phân đoạn xuyên màng liên kết với protein
gắn GTP. Chúng được chọn lọc biểu lộ trên các quần thể tế bào lympho đặc biệt và
được đặt tên dựa trên các gia đ́nh của các chemokin mà chúng liên kết; CCR (thụ
thể CC) liên kết với chemokin CC như là phối tử của nó, trong khi CXCR liên kết
với chemokin CXC như là phối tử của nó (các chemokin có tên truyền thống sẽ được
thảo luận dưới đây).
Khi một tiểu đơn vị chung cho tất cả các thành viên của gia
đ́nh trong cytokin có chức năng liên kết và dẫn truyền tín hiệu, một thụ thể đối
với một cytokin thường có thể đáp ứng với cytokin khác trong cùng một gia đ́nh.
V́ vậy một người thiếu IL-2 chẳng hạn th́ cũng không bị ảnh hưởng v́ các cytokin
khác (IL-15, IL-7, IL-9, vv) đảm đương chức năng của nó. Tương tự, một đột biến
trong một tiểu đơn vị thụ thể cytokin ở ngoài vùng chung thường có ít ảnh hưởng.
Mặt khác, một đột biến trong các tiểu đơn vị chung thường có ảnh hưởng sâu sắc.
Ví dụ, một đột biến ở gen đối với các tiểu đơn vị gamma IL-2R là nguyên nhân gây
ra suy giảm miễn dịch nặng liên kết với nhiễm sắc thể X ở người (XSCID) đặc
trưng bởi sự khiếm khuyết hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn của tế bào T và B.
Cytokine gắn vào thụ thể đặc hiệu trên các tế bào đích với ái
tính cao và các tế bào đáp ứng với một cytokin hoặc là:
- Tế bào giống nhau tiết cytokin (autocrin)
- Một tế bào lân cận (paracrin)
- Một tế bào ở xa thông qua việc lưu thông (nội tiết). Đáp
ứng tế bào với các cytokin nói chung là chậm (hàng giờ) bởi v́ chúng cần
tổng hợp ra mRNA và protein mới.
|
H́nh 2
Hoạt động điều ḥa của gamma interferon trong hệ thống miễn dịch. Lưu ư
các hoạt tính chống tăng sinh và chống virut th́ yếu hơn so với IFN
alpha và IFN beta. IFN gamma có hoạt tính mạnh nhất trong ba loại trên
đối với hoạt hóa đại thực bào và gây biểu lộ MHC lớp II.
|
CÁC LOẠI CYTOKIN
Các cytokin có thể được xếp thành các loại khác nhau dựa
vào chức năng của chúng hay nguồn gốc của chúng, nhưng điều quan trọng cần
nhớ là chúng có thể được sản xuất bởi các tế bào khác nhau và hoạt động trên
các tế bào khác nhau, bất kỳ nỗ lực nào để phân loại chúng cũng sẽ bị hạn
chế.
Các chất trung gian của miễn dịch tự nhiên (đáp
ứng miễn dịch tự nhiên)
Những cytokin đóng một vai tṛ quan trọng trong hệ thống
miễn dịch tự nhiên bao gồm: TNF-α, IL-1, IL-10, IL-12, interferon loại I
(IFN-α và IFN-β), IFN-γ, và chemokin.
TNF-α
Yếu tố hoại tử khối u alpha được sản xuất bởi các đại thực bào hoạt
hóa đáp ứng với vi khuẩn, đặc biệt là lipopolysaccharide (LPS) của
vi khuẩn Gram âm. Đây là một chất trung gian quan trọng của viêm cấp
tính. Nó gián tiếp lôi kéo bạch cầu trung tính và đại thực bào đến
các vị trí bị nhiễm trùng bằng cách kích thích các tế bào nội mô để
sản xuất các phân tử kết dính và sản xuất các chemokin, là các
cytokin hóa hướng động bạch cầu. TNF-α cũng tác động lên vùng dưới
đồi để gây sốt và nó tăng cường việc sản xuất các protein pha cấp
tính.
IL-1
Interleukin 1 là một cytokin viêm được sản xuất bởi các đại thực bào
hoạt hóa. Hiệu ứng của nó là tương tự như của TNF-α và nó cũng giúp
hoạt hóa các tế bào T.
IL-10
Interleukin 10 được sản xuất bởi các đại thực bào hoạt hóa và các tế
bào Th2. Nó chủ yếu là một cytokin ức chế. Nó ức chế sự sản xuất IFN-γ
do các tế bào Th1, IFN-γ chuyển đáp ứng miễn dịch sang loại Th2. Nó
cũng ức chế sản xuất cytokin của đại thực bào hoạt hóa và biểu hiện
của MHC lớp II và các phân tử đồng kích thích trên các đại thực bào,
dẫn đến làm giảm các phản ứng miễn dịch.
IL-12
Interleukin 12 được sản xuất bởi các đại thực bào và tế bào đuôi gai
hoạt hóa. Nó kích thích sản xuất IFN-γ và gây ra sự biệt hóa của các
tế bào Th để trở thành các tế bào Th1. Ngoài ra, nó tăng cường các
chức năng ly giải của tế bào Tc và NK.
Interferon loại I
Interferon loại I (IFN-α và IFN-β) được sản xuất bởi nhiều loại tế
bào và chúng có chức năng ức chế nhân lên của virút trong tế bào.
Chúng cũng gia tăng biểu lộ các phân tử MHC lớp I trên các tế bào
làm cho chúng dễ bị tiêu diệt bởi các CTL. Interferon loại I cũng
hoạt hóa các tế bào NK.
INF-γ
Interferon gamma là một cytokin quan trọng được sản xuất chủ yếu bởi
các tế bào Th1, mặc dù nó cũng có thể được sản xuất bởi các tế bào
NK và Tc với một mức độ thấp hơn. Nó có nhiều chức năng trong cả hai
hệ thống miễn dịch tự nhiên và thu được như được mô tả trong H́nh 2.
Chemokin
Chemokin là cytokin hóa hướng động được sản xuất bởi nhiều loại tế
bào bạch cầu và các loại tế bào khác. Chúng đại diện cho một gia
đ́nh lớn của các phân tử có chức năng lôi kéo bạch cầu đến các vị
trí bị nhiễm trùng và đóng một vai tṛ trong tuần hoàn lympho bằng
cách xác định các tế bào nào sẽ qua biểu mô và nơi nào họ được
chuyển tới. Có bốn gia đ́nh của các chemokin dựa trên khoảng cách
của cystein bảo tồn. Hai ví dụ là các α-chemokin có một cấu trúc CXC
(hai cystein với một acid amin khác nhau ở giữa) và β-chemokin trong
đó có một cấu trúc CC (hai cystein lân cận). Cá chemokin riêng lẻ (trong
cùng một gia đ́nh) thường gắn với nhiều hơn một thụ thể.
|
H́nh 3
Các hoạt động điều ḥa miễn dịch của interleukin-2
H́nh 4 Sự phát triển của lympho T và các cytokin. Khi tế bào T nghỉ ngơi,
chúng không sản xuất các cytokin như interleukin 2, 4 hoặc 7, không biểu
lộ một số lượng lớn các thụ thể của chúng và không có các thụ thể IL-2.
Hoạt hóa tế bào T dẫn đến h́nh thành các thụ thể IL-2 ái tính cao và cảm
ứng sự tổng hợp và tiết IL-2 và Il-4. Các chất này liên kết với thụ thể
của chúng làm các tế bào sinh sôi nảy nở. Khi kích thích bởi các
interleukin giảm đi (ví dụ khi giảm kích thích của kháng nguyên), các
thụ thể phân hủy và pha tăng trưởng kết thúc. Lưu ư: kích thích bởi các
cytokin có thể được thực hiện từ xa hoặc tại chỗ |
Các chất trung gian của miễn dịch
thu được
Cytokin đóng một vai tṛ quan trọng trong hệ thống miễn dịch
thu được bao gồm: IL-2, IL-4, IL-5, TGF-β, IL-10 và IFN-γ.
IL-2
Interleukin 2 được sản xuất bởi các tế bào Th, mặc dù nó cũng có thể
được sản xuất bởi các tế bào Tc với một mức độ thấp hơn. Nó là yếu tố
tăng trưởng chính cho các tế bào T. Nó cũng thúc đẩy sự tăng trưởng của
các tế bào B và có thể hoạt hóa các tế bào NK và mono như mô tả trong
H́nh 3. IL-2 tác động lên các tế bào T theo kiểu autocrin. Hoạt hóa của
tế bào T làm biểu lộ IL-2R và sản xuất IL-2. Các IL-2 liên kết với các
IL-R và kích thích phân chia tế bào. Khi các tế bào T không c̣n được
kích thích bởi kháng nguyên, các IL-2R sẽ bị phân hủy và pha tăng trưởng
kết thúc (H́nh 4).
IL-4
Interleukin 4 được sản xuất bởi các đại thực bào và tế bào Th2. Nó kích
thích sự phát triển của các tế bào Th2 từ tế bào Th trinh tiết và nó
thúc đẩy sự tăng trưởng biệt hóa của các tế bào Th2 gây đáp ứng sinh
kháng thể. Nó cũng kích thích lớp kháng thể chuyển đổi sang sản xuất các
isotyp IgE.
IL-5
Interleukin 5 được sản xuất bởi các tế bào Th2 và nó có chức năng thúc
đẩy sự tăng trưởng và biệt hóa của các tế bào B và bạch cầu ái toan. Nó
cũng hoạt hóa bạch cầu ái toan trưởng thành.
TGF-β
Yếu tố tăng trưởng chuyển dạng beta được sản xuất bởi các tế bào T và
nhiều loại tế bào khác. Đây là một cytokin ức chế. Nó ức chế sự phát
triển của các tế bào T và hoạt hóa các đại thực bào. Nó cũng tác động
lên các tế bào nội mô và PMN để ngăn chặn những tác động của cytokin sau
viêm.
Các chất kích thích sinh máu
Một số cytokin kích thích sự biệt hóa của các tế bào máu.
Chúng bao gồm GM-CSF thúc đẩy sự biệt hóa của các tế bào gốc ở tủy xương;
M-CSF, thúc đẩy tăng trưởng và sự biệt hóa của tế bào gốc ḍng mono và các
đại thực bào; và G-CSF, thúc đẩy sản xuất các PMN.
Interleukin 17
IL-17 là cytokin hậu viêm dài khoảng 150 acid amin. Gia đ́nh
IL-17 bao gồm sáu thành viên có tŕnh tự tương đồng, nhưng biểu lộ ở các mô
khác nhau. IL-17 được sản xuất bởi các tế bào Th17 và biểu lộ quá mức của nó
liên quan với các bệnh tự miễn dịch, bao gồm: bệnh đa xơ cứng, viêm khớp
dạng thấp, và bệnh viêm ruột.ine
|
H́nh 5a Mạng lưới cytokin. Sự liên hệ giữa các tế bào lympho và đại thực
bào và vùng dưới đồi, tuyến thượng thận và gan
H́nh 5b Mạng lưới cytokin. Sự liên hệ giữa các tế bào lympho và đại thực
bào và các tế bào khác và mô khác |
MẠNG LƯỚI CYTOKIN Mặc
dù trọng tâm của hầu hết các nghiên cứu là về việc sản xuất và hoạt động
của cytokin trên các tế bào của hệ miễn dịch, điều quan trọng cần nhớ là
nhiều cytokin trong số đó có ảnh hưởng trên các tế bào khác và các hệ
thống cơ quan. Trên thực tế, mạng lưới cytokin là khá phức tạp và thể
hiện một loạt các kết nối chồng chéo và liên quan đến nhau giữa các
cytokin. Trong mạng lưới này, một cytokin có thể gây ra hoặc ngăn chặn
sự tổng hợp của bản thân, gây ra hoặc ngăn chặn sự tổng hợp của các
cytokin khác, gây ra hoặc ngăn chặn sự tổng hợp các thụ thể của cytokin
(cả các thụ thể cytokin của bản thân và các cytokin khác), và đối kháng
hoặc hợp tác với các cytokin khác.
Sơ đồ biểu diễn một số tương tác trong mạng cytokin
được tŕnh bày trong H́nh 5a, b, c.
|
|
H́nh 5c
Cytokine network. Communication between lymphocytes and macrophages and
other components of the immune system
|
H́nh 6
Điều ḥa bởi kháng thể. Kháng thể ḥa tan cạnh tranh với các kháng thể
bề mặt tế bào để liên kết với kháng nguyên (trái) hoặc kháng thể ḥa tan
liên kết với thụ thể Fc tạo ra một tín hiệu ức chế (phải). |
ĐIỀU H̉A MIỄN DỊCH
Độ lớn của một đáp ứng miễn dịch được xác định bởi sự
cân bằng giữa hoạt hóa tế bào lympho bởi kháng nguyên và những ảnh hưởng
điều ḥa âm để ngăn chặn hoặc làm giảm các đáp ứng. Các cơ chế diều ḥa
có thể thực hiện ở các giai đoạn nhận biết, hoạt hóa hoặc hiệu ứng của
một đáp ứng miễn dịch. Các ví dụ về điều ḥa đă được thảo luận bao gồm:
- Nhận biết kháng nguyên trong trường hợp không có
đồng kích thích làm suy giảm đáp ứng.
- Nhận biết kháng nguyên với sự tham gia của CTLA-4
của B7 làm giảm điều ḥa hoạt hóa tế bào T
- Cytokin với các hoạt động kích thích hoặc ức chế
các tế bào miễn dịch
- Tương tác idiotyp/anti-idiotyp dẫn đến kích thích
hoặc ức chế đáp ứng miễn dịch
- Liều lượng và đường tiếp xúc với kháng nguyên có
thể gây ra đáp ứng biệt hóa Th mà trong một trường hợp có thể bảo vệ
và trường hợp khác lại dung thứ.
Ngoài ra c̣n có những con đường khác mà đáp ứng miễn dịch
có thể được điều ḥa.
Điều ḥa bởi kháng thể (H́nh
6)
Kháng thể ḥa tan có thể cạnh tranh với các thụ thể
kháng nguyên trên tế bào B và ức chế hoặc ngăn chặn hoạt hóa tế bào
B. Ngoài ra, phức hợp kháng nguyên kháng thể có thể gắn vào các thụ
thể Fc trên các tế bào B và gửi một tín hiệu ức chế vào tế bào B.
Trong trường hợp này, sự điều ḥa diễn ra ở mức độ nhận biết.
Ngoài ra, phức hợp kháng nguyên-kháng thể có thể
gắn vào các thụ thể Fc trên các tế bào B, gửi một tín hiệu ức chế
các tế bào B. Sự điều ḥa này xảy ra ở cấp độ hoạt hóa.
Kháng thể cũng có thể điều ḥa hoạt hóa (tăng
cường) bằng cách duy tŕ một nguồn kháng nguyên cho APC. Trong
trường hợp này, kháng thể gắn vào kháng nguyên tạo thành một phức
hợp miễn dịch làm liên kết và hoạt hóa hệ thống bổ thể. Hoạt hóa bổ
thể cho phép kết hợp bổ thể vào thụ thể của bổ thể trên các APC.
Điều ḥa bởi cytokin
Cytokin là chất điều ḥa âm hay dương. Chúng hoạt
động ở nhiều giai đoạn của đáp ứng miễn dịch, nhưng hoạt động của
chúng phụ thuộc vào sự có mặt của các cytokin khác trong vi môi
trường cũng như biểu lộ các thụ thể trên các tế bào hiệu ứng.
Cytokin điều ḥa loại và mức độ của các đáp ứng miễn dịch được tạo
ra.
Điều ḥa bởi các tế bào T điều ḥa (Tregs)
Các tế bào T điều ḥa (Tregs) là một quần thể các tế
bào được mô tả gần đây có khả năng điều ḥa đáp ứng miễn dịch. Chúng
không ngăn chặn sự hoạt hóa tế bào T ban đầu, mà chúng ức chế một
đáp ứng bền vững và ngăn chặn đáp ứng măn tính và có khả năng gây
hại. Chúng không có đặc điểm của các tế bào Th1, Th2 hoặc Th17 nhưng
chúng có thể ngăn chặn cả hai đáp ứng Th1 và Th2.
Tregs xuất hiện tự
nhiên
Tuyến ức sinh ra nhiều các tế bào CD4+/CD25+/Foxp3+ các tế bào
có chức năng như Tregs. Các tế bào Tregs này ức chế đáp ứng miễn
dịch theo cách tiếp xúc trực tiếp tế bào, nhưng cơ chế của sự ức
chế vẫn chưa được hiểu rơ.
Tregs cảm ứng
Ở ngoại vi một số tế bào T được cảm ứng để trở thành Tregs bởi
kháng nguyên và IL-10 hoặc TGF-β. Tregs được tạo ra bởi IL-10 là
CD4+/CD25+/Foxp3 và được gọi là tế bào TR1. Những tế bào này ức
chế đáp ứng miễn dịch bằng cách tiết IL10. Tregs được tạo ra bởi
TGF-β là CD4+/CD25+/Foxp3+, những tế bào này bị ức chế bởi sự
tiết của TGF-β.
Tregs CD8+
Một số tế bào CD8+ cũng có thể được cảm ứng bởi kháng nguyên và
IL-10 để trở thành một tế bào Treg. Những tế bào này là
CD8+/Foxp3+ và chúng bị ức chế bởi cơ chế tiếp xúc tế bào hoặc
do tiết cytokin. Những tế bào này đă được chứng minh trong ống
nghiệm nhưng không biết liệu chúng tồn tại trong cơ thể.
Các yếu tố di truyền ảnh hưởng đến điều ḥa
miễn dịch
Các gen liên kết MHC giúp kiểm soát đáp ứng với nhiễm
trùng. Một số haplotyp HLA nhất định có liên quan với các cá thể,
những người có đáp ứng hoặc không có đáp ứng, là những người nhạy
cảm hoặc có sức đề kháng.
Các gen không phải MHC cũng tham gia vào điều ḥa
miễn dịch. Một ví dụ là một gen liên quan đến hoạt hóa đại thực bào
mă hóa một protein vận chuyển tham gia vận chuyển nitrit (NO2-) vào
phagolysosome, protein đại thực bào liên quan đến đề kháng tự
nhiên-1 (Nramp1). Sự đa h́nh của gen này có thể thay đổi hoạt động
của các đại thực bào.
Cytokin, chemokin, và thụ thể của chúng được tham
gia vào điều ḥa miễn dịch như đă nói ở trên. Sự đa h́nh trong gen
mă hóa chúng, đặc biệt là các thụ thể, đă được chứng minh là tương
quan đến tính nhạy cảm với nhiễm trùng hoặc tạo ra bệnh tự miễn.
|
|
Bảng 1 - CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC
CYTOKIN
|
Cytokin |
Nguồn tế bào |
Tế bào đích |
Hiệu ứng nguyên phát |
IL-1 |
Tế bào mono
Đại thực bào
Tế bào sợi
Tế bào biểu mô
Tế bào nội mô
Tế bào h́nh sao |
Tế bào T; B
Tế bào nội mô
Tuyến yên
Gan
|
Phân tử đồng kích thích
Hoạt hóa (viêm)
Sốt
Các chất phản ứng pha cấp
|
IL-2 |
Tế bào T
NK |
Tế bào T
Tế bào B
Tế bào mono
|
Phát triển
Phát triển
Hoạt hoá
|
IL-3 |
Tế bào T |
Tế bào mầm tủy xương |
Phát triểnvà biệt hóa |
IL-4 |
Tế bào T |
Tế bào T trinh tiết
Tế bào T
Tế bào B
|
Biệt hóa thành Th2
Phát triển
Hoạt hóa và phát triển; chuyển lớp kháng thể sang IgE
|
IL-5 |
Tế bào T |
Tế bào B
Bạch cầu ái toan
|
Phát triển và hoạt hóa |
IL-6 |
Tế bào T; Đại thực bào; Tế bào sợi |
Tế bào T; B cells
Tế bào B trưởng thành
Gan
|
Phân tử đồng kích thích
Phát triển (ở người)
Các chất phản ứng pha cấp
|
IL-8
family
|
Đại thực bào; Tế bào biểu mô; Tiểu cầu |
Bạch cầu trung tính |
Hoạt hóa và hóa hướng động |
IL-10 |
Tế bào T (Th2) |
Đại thực bào
Tế bào T
|
Ức chế hoạt động APC
Ức chế sản xuất cytokin
|
IL-12 |
Đại thực bào; tế bào NK |
Tế bào T trinh tiết |
Biệt hóa thành tế bào Th1 |
IFN-gamma |
Tế bào T; tế bào NK |
Tế bào mônô
Tế bào nội mô
Nhiều tế bào của mô- đặc biệt là đại thực bào
|
Hoạt hóa
Hoạt hóa
Tăng MHC lớp I và II
|
TGF-beta |
Tế bào T; Đại thực bào |
Tế bào T
Đại thực bào
|
Ức chế hoạt hóa và phát triển
Ức chế hoạt hóa
|
GM-CSF |
Tế bào T; Đại thực bào; Tế bào nội mô, Tế
bào sợi |
Tế bào mầm tủy xương |
Phát triểnvà biệt hóa |
TNF-alpha |
Đại thực bào; Tế bào T |
Giống như IL-1 |
Giống như IL-1 |
IL = interleukin GM-CSF =
granulocyte-macrophage colony stimulating factor
IFN = interferon TNF = tumor necrosis factor
TGF = transforming growth factor
TGF = transforming
growth factor
|
|
|
Trở về phần Miễn dịch của Vi khuẩn học và Miễn dịch học
online
Page maintained by
Richard Hunt
|